Tọa đàm trực tuyến: Phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu trên biển Việt Nam

Tọa đàm trực tuyến: Phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu trên biển Việt Nam

Trước các sự cố tràn dầu liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây, để lại hậu quả nghiêm trọng, Báo Tiền phong phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường tổ chức Tọa đàm trực tuyến: "Tuyên truyền, phòng ngừa, ứng phó và giảm thiểu sự cố tràn dầu trên biển Việt Nam". Tọa đàm diễn ra vào 9h sáng 17/12.

sự cố tràn dầu trên biển - ảnh 1

Nhà Báo Phùng Công Sưởng, Phó TBT Báo Tiền Phong tặng hoa các vị khách mời.

Nhà báo Phùng Công Sưởng: Chương trình tọa đàm hôm nay của chúng ta theo chủ đề “Tuyên truyền, phòng ngừa, ứng phó và giảm thiểu sự cố tràn dầu trên biển Việt Nam”. Ông có đề xuất nào để công tác tuyên truyền này đảm bảo hiệu quả thực tiễn cao hơn?

Đại tá Nguyễn Sơn Định, Trưởng phòng ứng phó sự cố tràn dầu, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trả lời: Tôi đồng tình với tham gia của các khách mời khác tham gia thảo luân. Vấn đề đặt ra là nâng cao truyền thông để ứng phó sự cố tràn dầu trên biển là vấn đề rất khó. Chúng tôi là đưa ra 12 tình huống chứ không phải chỉ riêng tình huống tràn dầu tràn dầu trên biển.

Năm nào ủy ban cũng đi kiểm tra không chỉ tràn dầu không mà về 12 tình huống để ứng phó tràn dầu trên biển cho hiệu quả. Qua kiểm tra, chúng tôi nhận thấy, đối với các cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định, rất tốt tuy nhiên các cơ sở nhỏ lẻ, các điểm bán xăng dầu nhỏ lẻ lại chểnh mảng trong công tá đó.

Ý thức của nhà quản lý cơ sở đó chưa nghiêm túc nên thực hiện vấn đề này chưa nghiêm túc. Làm sao để tuyên truyền hiệu quả là chúng ta phải mục đích đúng, rõ ràng. Nhưng làm sao để tuyên truyền đúng, trúng mục đích thì chúng ta phải làm rõ.

Chúng ta phải có phối hợp với các ban ngành nhưng ai là người đứng ra là công việc này? Ngoài ra, đối tượng tuyên truyền thì là ai?

Làm sao để mọi người đều biết, đều hiểu về công việc này thì công tác tuyên truyền xem ra mới hiệu quả. Điều quan trọng nhất là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, doanh nghiệp cũng như người dân. Làm sao cuối cùng đạt mục đích là giảm thiểu những vụ sự cố tràn dầu trên biển.

Ông Phạm Văn Sơn, Tổng Thư ký Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam: Chúng tôi thấy truyền thông có vai trò cực kì quan trong trong việc tuyên tuyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng ngừa ứng phó sự cố tràn dầu nói riêng và công tác bảo vệ môi trường nói chung, đặc biệt là vai trò của các cơ quan truyền thông trong thời gian vừa qua khi hàng loạt các sự cố môi trường xảy ra liên tiếp.

Chúng tôi đánh giá rất cao khả năng phản ánh nhanh và sát thực các sự kiện thời sự liên quan đến môi trường của đội ngũ phóng viên báo Tiền Phong và tính tương tác rất tốt của báo Tiền Phong với cộng đồng thông qua các buổi tọa đàm trực tuyến.

Tôi nghĩ rằng các cơ quan truyền thông cần tham gia tích cực đến vấn đề này, đặc biệt là đài truyền hình Việt Nam. Bên cạnh đó, các địa phương phải chủ động cung cấp thông tin cho truyền thông còn doanh nghiệp phải có thông điệp rõ ràng và tích cực về môi trường.

Về mặt nội dung, cần có sự tương tác đa chiều hơn, phải lắng nghe và phản ánh các vấn đề của địa phương để trung ương hiểu được các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải đồng thời doanh nghiệp cũng nắm bắt được những vấn đề cần thiết về môi trường.

Do đó khi truyền thông về hậu quả sự cố môi trường thì phải cung cấp thông tin xác thực nhất. Đặc biệt, chúng ta đang thiếu nội dung truyền thông về kĩ thuật cho các doanh nghiệp để họ có thể phòng ngừa, chủ động ứng phó sự cố môi trường hàng ngày; việc này không chỉ nâng cao nhận thức mà còn giúp giải quyết các vấn đề môi trường một cách tốt nhất.

Ông Phạm Hữu Tình - Chi cục trưởng Chi cục Biển, Hải đảo và Tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh: Kiến nghị về công tác truyền thông đối với những người trực tiếp ở địa phương: Chúng tôi mong muốn trong thời gian tới truyền thông góp phần cùng các cơ quan giải trí nhà nước để tuyên truyền rõ ràng, chính xác về công tác ứng phó sự cố tràn dầu.

Cụ thể, chúng tôi mong muốn các cơ quan báo chí chính thống nên sát cánh trong các cuộc họp, quá trình làm việc tại hiện trường sự cố, từ đó nắm rõ tình hình và cung cấp thông tin kịp thời, đúng, đầy đủ. Bên cạnh đó, từ trước đến nay chỉ cơ quan quản lý nhà nước tổ chức các hội thảo về sự cố tràn dầu, trong khi đó nhiều cơ quan, ban ngành chức năng khác vốn là nhiệm vụ nhưng đến khi đưa luật ra mới biết.

Chúng tôi hy vọng, Bộ Giao thông, Cục Hàng hải… chủ động phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước. Tôi mong muốn các cơ quan báo chí như Tiền Phong có tiếng nói, phản ánh để trên quan tâm đến việc ban hành chính sách rõ ràng, nên có quỹ dự phòng để kịp thời sử dụng kinh phí nếu có sự cố, đồng thời trang bị đầy đủ trang thiết bị đầy đủ cho địa phương. Về phía tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi sẽ cộng tác, phối hợp chặt chẽ với báo chí trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố tràn dầu.

 

Làm thế nào để nâng cao nhận thức với truyền thông, cơ quan nhà nước, người dân thuộc phạm vi đối tượng điều chỉnh liên quan đến các sự cố tràn dầu để giải quyết những vấn đề phù hợp hơn?

Ông Lê Đại Thắng - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Tôi cho rằng trước mắt phải tập trung giải quyết những vấn đề bất cập và hạn chế đang tồn tại như phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về việc tham vấn, hoạch định chính sách, thống nhất các quy định về khắc phục sự cố thì truyền thông mới trúng được.

Bởi dẫu sao truyền thông vẫn phải dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật để thông tin. Đồng thời phải tăng cường, tích cực, chủ động quan hệ song phương, đa phương với các tổ chức quốc tế, tham gia các công ước quốc tế về môi trương, đây là cơ sở rất tốt cho chúng ta có cơ sở pháp lý để đòi quyền lợi khi xảy ra sự cố.

Đối với truyền thông, phải xây dựng một kế hoạch cụ thể vì tuyên truyền là phải có chiến lược trước mắt và lâu dài. Mặc dù mục tiêu đã rất rõ nhưng đối tượng tuyên truyền phải cụ thể từ cấp lãnh đạo đến người dân, chủ phương tiện tàu thuyển, những đối tượng có khả năng xảy ra sự cố tràn dầu. Trong đó với mỗi đối tượng phải có cách truyền tải khác nhau để giải quyết được câu chuyện truyền thông một cách hiệu quả nhất.

 

Ông Lê Đại Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Về việc thực hiện các quy định pháp luật tại các cơ sở có khả năng xảy ra sự cố tràn dầu, các cơ sở đều xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh mình. Từ Trung ương đến địa phương đều có hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó có cả về nguy cơ sự cố tràn dầu, bao gồm các yếu tố như đối tượng, thời gian và nôi dung thanh, kiểm tra.

Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt sau đó chuyển về các cơ quan, ban ngành triển khai. Địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra các tổ chức, công ty xem có nắm rõ các văn bản, quy định không; nếu đã nắm rõ thì thực tế triển khai như thế nào, có diễn tập, tập huấn thường xuyên không?

Tuy nhiên, hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên. Nhưng mảng này cũng đang được triển khai, đẩy mạnh. Về xử phạt, xử lý hình sự, tùy thuộc vào trường hợp, vụ việc cụ thể mà có các cách xử phạt riêng. Cơ quan chức năng mất nhiều thời gian để điều tra, đánh giá cụ thể xem cố tình hay vô tình và các yếu tố liên quan.

Chính phủ đã giao cho Bộ Tài Nguyên và Môi trường, và Bộ đã giao cho Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam lấy ý kiến về dự thảo nghị định liên quan đến vấn đề ứng phó sự cố tràn dầu. Tổng cục tiến hành tham vấn nhiều bộ ngành địa phương, tổ chức, đưa vào các hình thức xử phạt trong dự thảo nghị định này.

Tuần qua, Hội đồng của Bộ Tư pháp bắt đầu tiến hành thẩm định nội dung dự thảo nghị định này trước khi trình lên Chính phủ. Hy vọng dự thảo sớm được thông qua, và chúng ta có thêm khung pháp lý hỗ trợ tốt nhất cho công tác ứng phó sự cố tràn dầu.

Ông Phạm Văn Sơn, Tổng Thư ký Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam: Trước kia vi phạm về môi trường chỉ bị phạt hành chính nhưng từ ngày 1/1/2018, tại Khoản 1, Điều 237, Bộ Luật Hình sự đã có quy định cụ thể về việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.

 

sự cố tràn dầu trên biển - ảnh 2

Ông Phạm Hữu Tình - Chi cục trưởng Chi cục Biển, Hải đảo và Tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh.

Vậy chức năng nào để đi kiểm tra các địa phương, doanh nghiệp về công tác ứng phó sự cố tràn dầu không? Có sự cố không mong muốn là tai nạn nhưng nếu tai nạn của một doanh nghiệp, đơn vị nhưng lại ảnh hưởng rất xấu đến môi trường thì chúng ta có thể xử lý hình sự không? Chúng ta có văn bản pháp luật chưa?

Ông Phạm Hữu Tình - Chi cục trưởng Chi cục Biển, Hải đảo và Tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh trả lời: Đây là cả một vấn đề. Thứ nhất, với biển đảo đang có dự thảo xử phạt hành chính trong việc này. Trong nghị định 33 có quy định xử phạt đến những sự cố ảnh hưởng môi trường sẽ bị xử phạt rất nặng. Từ khi có lĩnh vực này chúng tôi hàng năm có chủ trì đi kiểm tra các thành viên về các vấn đề môi trường.

Tuy nhiên, trong năm 2019, kinh phí hạn hẹp, điều rất khó con người ít (chi cục chúng tôi quản lý tài nguyên khí hậu, biện đảo, tài nguyên, bảo vệ môi trường mà chỉ có 7 con người).

Nhiều đoàn đi kiểm tra không được như mong muốn nên lãnh đạo Tỉnh yêu cầu đoàn kiểm tra phải là đa ngành. Mặt khác, kiểm tra về môi trường thì quá nhiều lĩnh vực mà sự cố này thì sự cố tràn dầu chỉ là một phần nhỏ.

 

sự cố tràn dầu trên biển - ảnh 3

Ông Phạm Văn Sơn, Tổng Thư ký Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam.

Chúng ta thấy một thực tế là khi sự cố tràn dầu xảy ra trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp rất lúng túng trong ứng phó, không kiểm soát được ô nhiễm khiến dầu tràn lan loang rộng gây hậu quả nghiêm trọng. Điều chúng tôi băn khoăn ở đây là sự cố xảy ra với các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch ứng phó, đều mua sắm trang thiết bị, đều tổ chức diễn tập, và sau mỗi đợt diễn tập vẫn đưa ra kết luận “diễn tập thành công tốt đẹp”. Vậy theo ông nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt giữa “diễn tập thành công tốt đẹp” với “không ứng phó được sự cố trên thực tế”.

Ông Phạm Văn Sơn, Tổng Thư ký Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam:

Chúng ta thấy một thực tế là khi sự cố tràn dầu xảy ra trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp rất lúng túng trong ứng phó, không kiểm soát được ô nhiễm khiến dầu tràn lan loang rộng gây hậu quả nghiêm trọng. Điều chúng tôi băn khoăn ở đây là sự cố xảy ra với các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch ứng phó, đều mua sắm trang thiết bị, đều tổ chức diễn tập, và sau mỗi đợt diễn tập vẫn đưa ra kết luận “diễn tập thành công tốt đẹp”.

Vậy theo ông nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt giữa “diễn tập thành công tốt đẹp” với “không ứng phó được sự cố trên thực tế” Nguyên nhân sâu xa là nhận thức của doanh nghiệp. Nhận thức như thế nào thì hành động sẽ như thế. Rất nhiều doanh nghiệp nhận thức rằng sự cố tràn dầu rất ít khi xảy ra, thậm chí xác xuất sự cố gần như bằng 0, và bảo vệ môi trường chỉ thấy chi, không đem lại nguồn thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Từ nhận thức này, doanh nghiệp coi việc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu như một thủ tục hành chính. Đầu tư trang thiết bị không phải với tâm thế để ứng phó sự cố mà để tránh bị phạt và miễn sao càng rẻ càng tốt, kể cả trang bị đó sẽ không phù hợp cho ứng phó nếu sự cố xảy ra. Diễn tập luôn chọn tình huống nước thủy triều “nhẹ nhàng” nhất và kịch bản sự cố đã được ấn định sẵn từ hàng tháng trước đó. Điều này không chỉ xảy ra với cấp cơ sở mà còn với cấp tỉnh.

Chúng tôi cũng thấy nhiều tỉnh xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được 5 năm, thậm trí 8 năm rồi nhưng kế hoạch đó vẫn nằm trong tủ hồ sơ. Khi xảy ra sự cố không triển khai ứng phó được do không đầu tư trang thiết bị theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Nếu như doanh nghiệp nhận thức rằng lợi nhuận mỗi năm bao gồm cả tiền lãi và 365 ngày không để xảy ra sự cố, không gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của mình thì kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu chỉ là một phần rất nhỏ của công tác bảo vệ môi trường, trong đó có phòng ngừa ứng phó sự cố và kiểm soát ô nhiễm dầu hàng ngày.

Nhận thức đó phải bắt đầu từ lãnh đạo của doanh nghiệp bởi lãnh đạo có quyền quyết định và chỉ đạo cấp dưới thực hiện. Cán bộ an toàn môi trường có đề xuất phương án tốt và hiệu quả đến đâu đi chăng nữa nhưng lãnh đạo không nhất trí cũng không thể thực hiện được.

Chúng tôi thấy riêng lãnh đạo của các doanh nghiệp lớn, đầu ngành của chúng ta nhận thức rất tốt và hành động rất quyết liệt, điển hình là lãnh đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) qua nhiều thế hệ, từ thời xưa đến nay.

 

sự cố tràn dầu trên biển - ảnh 4

Ông Phạm Hữu Tình - Chi cục trưởng Chi cục Biển, Hải đảo và Tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh.

Thực tế khi xảy ra sự cố như sự cố tràn dầu từ tàu Nordana Sophia, các anh cảm thấy gặp khó khăn lớn nhất ở đâu? Năng lực về con người và trang thiết bị ứng phó sự cố của Hà Tĩnh như thế nào?

Ông Phạm Hữu Tình - Chi cục trưởng Chi cục Biển, Hải đảo và Tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh:

Do chưa thành lập Ban Chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu nên trong công tác chỉ đạo của UBND tỉnh chưa được đồng bộ, rõ ràng. Theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg, trong khi Ban Chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu chưa được thành lập thì Ban Chỉ huy phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh làm đầu mối chủ trì ứng phó sự cố tràn dầu để huy động lực lượng, phương tiện của địa phương ứng phí sự cố tràn dầu.

Tuy nhiên, vừa qua việc này chưa được giao đúng theo quy định nên khó khăn trong việc huy động lực lượng, phương tiện. Thời tiết vừa qua tại vùng biển Vũng Áng diễn biến rất xấu nên triển khai công tác ứng phó sự cố tràn dầu và các công việc khác nhằm khắc phục sự cố tàu chìm gặp nhiều khó khăn. Đối với sự cố tàu Nordana Sophia xảy ra vào mùa bão lũ, nên khó khăn trong tiếp cận, xử lý sự cố.

Chi phí cho hoạt động ứng phó tràn dầu chưa được bố trí nên vừa qua, chi phí bước đầu để huy động lực lượng, vật tư… không kịp thời và hạn chế. Về năng lực con người và trang thiết bị: Do chưa có Ban Chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh chưa phê duyệt được trang thiết bị, kinh phí đi kèm. Bên cạnh đó, con người chưa được trang bị tốt về kỹ năng thiết bị chưa được đầu tư.

Tuy nhiên, UBND tỉnh có thể huy động lực lượng, trang thiết bị từ các đơn vị bám biển Vũng Áng gồm Formosa, Cảng Lào-Việt, Nhiệt điện VA1 và Xăng dầu – dầu khí VA. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng rất lo lắng về định hướng từ báo chí.

Hiện nay, phía chủ tàu Nordana Sophia chưa thanh toán chi phí xử lý sử cố tràn dầu. Chúng tôi cũng thống kê các chi phi về trang thiết bị, con người để sau này làm việc với chủ tàu.

 

sự cố tràn dầu trên biển - ảnh 5

Ông Lê Đại Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Có ý kiến cho rằng, hành lang pháp lý đã có nhưng chồng chéo. Thực tế, doanh nghiệp, địa phương vẫn lúng túng khi triển khai các quy định? Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng còn có sự chồng chéo nhiệm vụ, chức năng trong ứng phó sự cố tràn dầu giữa các bên liên quan, ông có ý kiến như nào về vấn đề này?

Ông Lê Đại Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Hiện nay chúng ta có các cơ quan, văn bản, quy phạm pháp luật cho các hoạt động tuyên truyền, phòng ngừa, ứng phó, giảm thiểu sự cố tràn dầu trên biển như Quyết định 02 năm 2013 của Thủ Tướng về ban hành quy chế sự cố tràn dầu và đến nay đã 3 lần sửa đổi.

Thứ hai là Luật Tài nguyên Môi trường biển, Hải đảo năm 2015, tại chương 7 cũng quy định về các cấp ứng phó, trách nhiệm của các cơ quan về việc đối phó, khắc phục sự cố tràn dầu.

Thứ ba là Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về việc tàu biển, cảng biển mới phải đáp ứng đầy đủ các quy định về khắc phục sự cố tràn dầu. Thứ tư là Quy định 30 năm 2017 trong đó đề cập đến việc tổ chức, tìm kiếm cứu nạn Hay Luật Giao thông đường thủy năm 2014 quy định các phương tiện đường thủy nội địa cũng đề cập đến các nội dung về sự cố tràn dầu.

Tuy nhiên, vì có qua nhiều văn bản nên chưa có sự thống nhất nên dẫn đến việc chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, do đó sự phối hợp của các bên không chặt chẽ. Các bên không biết được thẩm quyền, không rõ ở vai trò phối hợp hay chủ trì. Ví dụ như phạm vi điều chỉnh giữa Luật Tài nguyên Môi trường và Luật Giao thông đường thủy có sự khác nhau về đối tượng.

Hiện tại nhiều cơ quan ban ngành, ủy ban các cấp đều phải có trách nhiệm trong việc ứng phó sự cố tràn dầu ví dụ như Ủy ban Quốc gia về Tìm kiếm Cứu nạn, Bộ giao thông Vận tải là đầu mối chỉ đạo sự cố, Bộ Tài nguyên có trách nhiệm phục hồi môi trường biển sau sự cố tràn dầu.

Việc có quá nhiều cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia vào nên việc này vừa tạo ra khoảng trống nhưng lại chồng chéo nên gây trở ngại đối với việc khắc phục hậu quả các sự cố tràn dầu. Nhưng vì chúng ta đã nhìn ra các vấn đề trên nên hi vọng sẽ có hướng giải quyết.

Có thể nói mặc dù còn những bất cập như vậy nhưng trên thực tiễn năng lực của chúng ta đã đáp ứng tốt, nguồn lực đảm bảo để có thể đáp ứng được các sự cố đặc biệt.

 

sự cố tràn dầu trên biển - ảnh 6  

Nhà báo Phùng Công Sưởng: Khi mỗi sự cố xảy ra với đơn vị xử lý gặp khó khăn gì? Năng lực giải quyết chúng ta đã tự chủ được chưa? Nếu có thước đo nào đó với từng sự cố, cấp độ nào chúng ta tự chủ được và cấp độ nào cần của cộng đồng quốc tế?

Đại tá Nguyễn Sơn Định, Trưởng phòng ứng phó sự cố tràn dầu, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trả lời: Chúng tôi làm tham mưu với chính phủ trong công tác ứng phố tràn dầu nhưng hiện nay còn nhiều khó khăn: Hệ thống văn bản của chúng ta chưa thực sự hoàn thiện. Cơ cấu tổ chức, các Bộ ngành, sự chỉ đạo với ứng phó sự cố tràn dầu vẫn chưa hoạt động thực sự hiệu quả.

Việc xây dựng các trung tâm để ứng phó hiệu quả, chứ không phải xây dựng nhiều trung tâm là đã hiệu quả. Năng lực công tác quản lý chưa chuyên sâu nắm chắc.

Trường lớp đào tạo chưa có mà chỉ tập huấn, đào tạo từ nước ngoài về qua tài liệu. Việc phối hợp ban ngành, địa phương cũng chưa hoàn thiện.

Đầu tư mua sắm các trang thiết bị địa phương mới chỉ ở mức độ giới hạn chứ chưa ở mức độ ưu tiên.

Cuối cùng, công tác tuyên truyền người dân và các cơ sở có nguy cơ tràn dầu, hiểu về các quy định trong ứng phó với nguy cơ tràn dầu mới chỉ ở giới hạn nên mức xử lý tràn dầu vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Năm 2017 có 8 sự cố tràn dầu trên biển. Riêng sự cố tàu chở hóa chất CHEMROAD JOURNEY quốc tịch Cayman Island chở 29.954 tấn bị bạn ngày 10/16 cách Nam đảo Phú Quý/ Bình Thuậ khoảng 28 hải lý. Khi đó, dù chưa xảy ra tràn dầu trên biển nhưng nguy cơ rất cao. Khó khăn ở chỗ, tàu này lại có yếu tố nước ngoài. Tàu họ mua bảo hiểm bên Singapore nên nếu có sự cố tràn dầu, họ kêu gọi lực lượng ứng phó nước ngoài vào chứ không dùng lực lượng của ta.

Năm 2019, có 7 vụ sự cố tràn dầu. Tiêu biểu là sự cố tràn dầu tàu Vietsun chở 150 tấn dầu Appo bị chìm tàu ngày 19/10/2019 tại khu vực sông Lòng Tàu, Cần Giờ, TP.HCM, trên tàu có khoảng 150m3 dầu FO và 20m3 dầu Do. Nếu thải lượng dầu này ra biển thì là thảm họa với môi trường và kinh tế.

Với việc xử lý mức độ sự cố tràn dầu trên biển, chúng tôi đưa ra các mức độ khác nhau. Chúng ta đủ xử lý sự cố tràn dầu cấp quốc gia ở mức trên 500 tấn. 3 trung tâm xử lý sự cố tràn dầu ở Bắc- Trung- Nam của chúng tôi có thể chịu được sóng cấp 8, cấp 10, có các trang thiết bị bơm hút. Ngoài ra, mỗi trung tâm có 5000-10.000kg chất phân tán trong việc xử lý sự cố tràn dầu.

 

sự cố tràn dầu trên biển - ảnh 7

Nhà Báo Phùng Công Sưởng, Phó TBT Báo Tiền Phong 

Nhà Báo Phùng Công Sưởng đặt câu hỏi: Tại Hà Tĩnh đã được phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu hay chưa? Tại Hà Tĩnh có tình trạng địa phương gặp khó khi triển khai thực tế kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu hay không?

Ông Phạm Hữu Tình - Chi cục trưởng Chi cục Biển, Hải đảo và Tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh:

Hà Tĩnh là nơi thu nhỏ của các sự cố tràn dầu, rác thải dầu tràn. Hà Tĩnh có 137 km bờ biển, với 4 cửa sống, 32 xã ven biển, chiều dài bờ biển rất dài so với địa phương. Sau khi có quyết định Quyết định 02/2013/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, cuối năm 2014, chúng tôi bắt tay vào xây dựng, trình Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, bản đồ nhạy cảm đường bờ.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND, xây dựng và ban hành Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND ngày 18/5/2015 của UBND tỉnh Ban hành quy định tạm thời về việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 122 cơ sở kinh doanh xăng dầu, trong đó có 4 đơn vị giáp biển ở khu vực Vũng Áng gồm Formosa, Cảng Lào-Việt, Nhiệt điện VA1 và Xăng dầu – dầu khí VA được phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

Bên cạnh đó, hàng năm Sở đã phối hợp với Công ty CP SOS Môi trường tổ chức tập huấn. Tuy nhiên, hiện nay chưa thành lập Ban Chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh; chưa phê duyệt được kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ cho ứng phó sự cố tràn dầu theo nội dung của Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Hà Tĩnh. Do đó, công tác triển khai kế hoạc ứng phó sự cố tràn dầu cấp khu vực gặp nhiều khó khăn.

Chia sẻ bài viết này: